Thứ Năm, 13 tháng 9, 2012

SINGAPORE LÀ MỘT NƯỚC LỚN


SINGAPORE LÀ MỘT NƯỚC LỚN



 TBT ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng hiện giờ đang thăm nước Singapore. Chưa biết chuyến đi này có "đầu xuôi, duôi lọt" hay không, chứ lại tái diễn như chuyến thăm Brazin cách đây dộ vài thang thì ê mặt đảng của ổng ấy lắm. Blog Bà đầm xòa cách đây độ mươi ngày có đăng bài viết nóng về Singapore của nhà báo Lê Phú Khải nhân chuyến thăm Singapore của ông. Nước này dân số ( hơn 5. triệu người) chỉ  bằng 1/19 dân số Việt Nam, tài nguyên thì không có gì để so sánh, ấy mà nhà báo Lê Phú Khải buộc phải ghi nhận "Singapore là một nước lớn"



Nói chuyện với nước lớn, hãy cẩn trọng nghe ông Trọng.

Tôi tin, nêu ông Trọng mà đọc bài của nhà báo Lê Phú Khải, nhất định ông sẽ có thêm hiểu biết về nước này để câu chuyện trao đi đổi lại thêm tự tin và tránh mắc cỡ.



 Nhà báo già Lê Phú Khải vừa đi thăm Singapre về liền ghi ngay những gì đã thấy, đã ngộ về đất nước này ở những nơi mà ông đã đến. Ở tuổi 70 mà sự quan sát, tốc ký của ông vẫn còn thể hiện một sung lực dồi dào. BĐX vội post lên mạng ngay những dòng con nóng hổi này, mong bạn đọc cùng chia sẻ. BĐX
                                                                                       
Ngày 19/8/2012 một con nai bị ô-tô kẹp chết trên đường, hôm sau các báo ở Singapore đều đăng trên trang nhất tin này.
           
Một  người bản xứ nói với tôi, ở  Singapore không có gì để báo chí nói cả, không có tham nhũng, đánh lộn trên đường phố, không có ai vứt rác ra đường, không có nạn kẹt xe…. nên cái tin con nai bị xe kẹp là dịp để báo chí thi nhau đăng tải, bình luận, phân tích vv…vv
           
Xin nhớ rằng, Singapore có một hệ thống giao thông công chính được thừa nhận là tốt nhất, hoàn hảo nhất thế giới. Các biển báo trên đường phố đều cho phép xe chạy đến 90km một giờ

Nếu có ai hỏi tôi, cái gì ở Singapore gây cho ông ấn tượng mạnh nhất? Xin thưa, không phải là những ngôi nhà cao tầng san sát, hệ thống giao thông hoàn hảo, mức thu nhập bình quân đầu người đứng thứ hai thế giới, tìm cả ngày không thấy một cọng rác trên đường phố vv…vv  Mà đó là, những bầy chim sáo sà xuống mặt đường cao tốc, nhảy nhót trên những thảm cỏ xanh có ở bất cứ chổ nào có đất trống trên hè phố, là những chú chim sáo đậu trên thành ban- công những ngôi biệt thự nhỏ…giá tới 9-10 triệu đô-la…! Tôi đã chụp được tất cả các chú sáo sậu đó, đậu ở các vị trí kể trên, ở ban-công, ở bãi cỏ, ở mặt đường cao tốc…bằng ống kính tê-lê của mình. Đó là những tấm ảnh tôi thích nhất trong cuộc đời làm báo của mình. Ngày nhỏ, tôi đã từng nuôi được một con sáo, nó có thể đậu trên vai tôi để đi chơi trên hè phố Hà Nội. Nhưng đó là con sáo phải mua ở chợ chim, phải nuôi nó công phu và hằng ngày phải đuổi bắt châu chấu đến xám mặt xám mày cho nó ăn! Trông thấy bầy sáo là tôi nhớ lại tuổi thơ tươi đẹp của mình (Mà tuổi thơ của ai chẳng tươi đẹp!)


Nhưng gặp sáo liên tục ở giữa một quốc -gia-thành-phố là Singapore thì thật là điều bất ngờ và thú vị đặc biệt. Vị giáo sư cùng đi với tôi cho tôi hay, có ba loài là quạ, cà-cuống và sáo rất nhạy cảm với thuốc trừ sâu. Chim sáo và quạ có mặt ở đây chứng tỏ môi trường rất tốt. Tôi cứ tạm tin ông giáo sư thông minh và hay bắt bẻ người đối thoại với mình về điều đó. Nhưng sáo, quạ, và cà cuống ở đâu ra mà có? Nó phải ở rừng chứ? Điều đáng khâm phục các nhà quy hoạch sở tại là ở chổ này; 697,25km2 của Singapore, nói rõ hơn là nước Singapore có diện  tích 697,25 km2, tương đương với hơn 69.700 hecta, xấp xỉ diện tích huyện Cần Giờ của TP HCM nước ta. Từ năm 1960 nhiều đô thị mới được xây dựng ở vùng xa phía nam đã nối với phía bắc làm thành một quốc-gia-thành-phố Singapore. Nhưng các đô thị đó đều được xây dựng xen kẻ các khu rừng nguyên sinh được giữ lại, để bảo tồn thiên nhiên, giữ gìn môi sinh cho con người. Những con nai bị kẹp xe, những đàn sáo mà tôi kể ở trên cư ngụ trong những khu rừng nguyên sinh đó. Con người không lấn hết môi sinh của chúng. Nếu khu rừng Boulogne kề bên Pari được giữ lại thì là chuyện bình thường. Nhưng một nước chỉ có diện tích xấp xỉ huyện Cần Giờ mà nhà cao tầng, vila, biệt thự chung sống với rừng nguyên sinh là điều đáng khâm phục. Nghĩ đến TP Hồ Chí Minh nước ta mịt mù khói bụi mà cái công viên Gia Định đã bao lần bị người ta định làm thịt thì buồn đến tê tái cả cõi lòng!
          
Cái tên Singapore xuất phát từ tiếng Mã lai vốn có nguồn gốc chữ  Phạn là Singa (con Sư tử). Pura có nghĩa là thành phố. Từ đó hình thành cái tên Singapore – Thành phố Sư tử. Theo truyền thuyết thì một vị hoàng tử có tên là Sang Nila Vtama nhìn thấy con sư tử đầu tiên trên đảo và đặt tên cho nó là thành phố Sư tử. Theo sử sách thì hòn đảo này có tên trong sách vở của người Trung Hoa từ thế kỷ thứ 3. Nó vốn là một làng cá  của Mã lai khi bị thực dân Anh chiếm từ thế kỷ 19. Singapore trở thành một nhà nước tự chủ từ năm 1959 với người đứng đầu nhà nước là ngài Yusof bin Ishak và Thủ tướng đầu tiên là ông Lý Quang Diệu. Sau đó, theo trưng cầu dân ý, Singapore sát nhập vào Malaixia năm 1962 và trở thành một bang của liên bang Malaixia. Sau những bất đồng chính trị của chính phủ Singapore với Hội đồng liên bang Kuala Lumpur, Singapore bị tách ra vào ngày 7/8/1965. Singapore tuyên bố độc lập ngày 9/8/1965 và ngày nay trở thành Quốc khánh của “Thành phố Sư tử”  Singapore.
         
Bị tách ra khỏi liên bang, Singapore đứng trước những khó khăn khôn lường: Thất nghiệp, lạm phát, thiếu nhà ở, thiếu đất đai và tài nguyên… Ngay thời điểm mà tôi đang dạo gót ở Singapore lúc này thì, nước ngọt chỉ đủ 50% cho nhu cầu đất nước nhờ mưa trời được tích trong các hồ chứa, 50% phải “nhập” từ nước khác. Điện phải đi mua. Đến quân đội cũng phải thuê đất tận Úc, Mỹ, Pháp… để lập căn cứ quân sự. Khi hữu sự, máy bay sẽ bay về chiến đấu…
         
Nhờ hỗ trợ của Hoa kỳ  và đồng minh, trong nhiệm kỳ của mình (1959-1990) ông Lý Quang Diệu đã từng bước kiềm chế được thất nghiệp, lạm phát, tăng mức sống cho dân và thực hiện một chương trình nhà ở rộng lớn. Xuất phát từ thực tế của đất nước, những người lãnh đạo đã đề ra một chiến lược phát triển hợp lý, thông minh và sáng tạo. Kinh tế chủ yếu dựa vào buôn bán dịch vụ (40% thu nhập quốc dân). Đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức. Từ một nước đang phát triển đến cuối thế kỷ 20, Singapore đã trở thành một nước phát triển. Kinh tế Singapore hiện nay là kinh tế cảng biển, là công nghiệp đóng tàu và sửa chữa tàu, lọc dầu, chế biến và lấp ráp máy móc tinh vi. Singapore hiện nay là nước đứng hàng đầu về sản xuất ổ đĩa máy tính điện tử và hàng bán dẫn. Là trung tâm lọc dầu và vận chuyển quá cảnh hàng đầu ở Châu Á (cung cấp dầu, lương thực, nước ngọt… cho tàu bè quốc tế). Tham vọng của Singapore là đến năm 2018, nước này là một thành phố hàng đầu thế giới, một đầu mối của mạng lưới mới trong nền kinh tế toàn cầu và Châu Á. Một nền kinh tế đa dạng nhạy cảm trong kinh doanh.
          
Chính phủ Singapore là một chính phủ rất biết lắng nghe dân qua hệ thống báo chí truyền thông. Một phụ nữ bản địa kể với tôi rằng, khi khu phố có nhiều phụ nữ hành nghề mại dâm  “phát triển” sang các khu lân cận, báo chí lên tiếng…thì chỉ sáng hôm sau đã được cảnh sát “đẩy lùi” về chổ cũ(!) Khi người dân có ý mong muốn được thấy tất cả các loài cây cối có trên thế giới thì chính phủ đã chi ngân sách 1,5 tỷ đô-la để xây dựng công viên có tên là “công viên trên vịnh”. Chúng tôi có may mắn được đến thăm công viên này khi nó vừa khánh thành chưa lâu. Lần đầu tiên tôi được nhìn thấy cây bao-báp Châu Phi mà trước đó chỉ thấy trên sách, trong phim ảnh. Vị giáo sư đi cùng tôi đã nhận ra các cây cỏ ở nước ta trong công viên này. Vài năm chính phủ rà soát lại ngân sách, thấy còn thừa thì chia đều cho toàn dân. Người dân Singapore rất tự hào về đất nước của mình. Những người gốc Hoa, gốc Mã lai, gốc Ấn Độ, Pakistan, Sri-lanka… đều thích được gọi mình là người “Sinh”. Tôi thấy nhiều nhà luôn treo quốc kỳ trước cửa để tỏ lòng tự hào về đất nước mình… Họ chấp hành luật pháp rất tự giác. Khi ngồi trên xe hơi, đến chổ đèn đỏ, người bạn trẻ đồng hương của tôi đã định cư ở Sinh chỉ tay về phía trước bảo : Thằng cha tài xế tắc-xi kia không cần tiền! Nói rồi anh bạn trẻ giải thích cho tôi rằng, tắc-xi ở Sinh được quy định chổ đỗ để lấy khách, anh chàng người Ấn kia thấy xe dừng, lao ra định lên xe…. nhưng bị từ chối! Suốt những ngày tôi ở Sinh, máy ảnh lăm lăm trong tay chỉ rình chụp một vị cảnh sát trong sắc phục của họ, nhưng không gặp một cảnh sát nào cả. Anh bạn trẻ của tôi giải thích rằng, camera gắn khắp nơi, chỉ cần xe để bẩn thôi thì đã bị ghi hình và phạt tiền trừ vào tài khoản. Hèn chi chạy được mấy ngày tôi đã thấy anh bạn trẻ của tôi đi rửa xe. Chiếc xe nào chạy trên đường cũng bóng lộn! Người dân định cư ở Sinh nếu được nhập quốc tịch Sinh thì ngày quốc khánh đầu tiên anh ta được mời đi xem duyệt binh và nếu có nhu cầu mua nhà thì được hổ trợ 30.000 đô-la Sinh, bằng một phần nhỏ giá 1 căn hộ (đô-la Sinh sấp xỉ đô-la Mỹ). Các nhà dân chủ vẫn xem Singapore là một nhà nước độc tài gia đình trị. Nhưng có lẽ cha con ông Lý Quang Diệu là các “minh quân” khác với các “bạo chúa” ở các chế độ độc tài khác nên đất nước vẫn phát triển!
           
Đứng trên tầng 18 một căn hộ chung cư nhìn ra biển, tôi thấy tàu quốc tế đến quá cảnh đậu như lá tre trên vụng biển, xe chạy dưới đường mài bánh trên lộ cao tốc tạo nên tiếng động ầm ầm át cả tiếng sóng biển… tôi nhận ra sức sống mãnh liệt của đất nước này. Và, nếu xét từ tầm cao trí tuệ của người lãnh đạo đất nước, tầm nhìn thời đại về bảo vệ thiên nhiên, trình độ dân trí của người bị lãnh đạo, thì theo tôi, Singapore là một nước lớn.Nói về chuyện lớn nhỏ, cao thấp, tôi xin phép kể câu chuyện sau đây. Ông De Gaulle của nước Pháp là người khi làm đến Tổng Thống rồi, vẫn thích người ta gọi mình là Tướng quân. Một hôm người sĩ quan tùy tùng muốn đo ông để đi may quần áo cho Tổng Thống. De Gaulle bảo: Cứ đo như quần áo của anh! Người tùy tùng nói: Thưa Tướng quân, tôi cao hơn ông. De Gaulle nghiêm nghị trả lời: - Anh chỉ dài hơn tôi mà thôi!
          
Vậy cứ theo cái logic của De Gaulle thì nước Tàu hiện nay chỉ rộng về diện tích, đông về dân số mà thôi. Nước Tàu không phải là một nước lớn. Càng không phải là một siêu cường như người ta ngộ nhận. Hiển nhiên là nước Singapore với diện tích bằng huyện Cần Giờ , dân có quốc tịch Singapore là 3,2 triệu, nhưng Singapore đâu có sợ gì Trung Quốc. Vì, họ đã “hợp tác toàn diện” với hoa Kỳ rồi. Nước này còn bạt đồi, lấy đất từ dưới biển, mua đất của nước khác để lấn biển. Năm 1960 họ có 581,5km2 mà đến nay có 697,25 km2. Dự kiến đến năm 2030 tăng diện tích lên 100 km2 nữa, tức 10.000 hecta, bằng 1/9 diện tích đất canh tác của tỉnh Tiền Giang. Vậy không phải là chí lớn của nước lớn đó sao? Không như VN ta, còn bán bán bớt đất, bán bớt biển của mình đi (!) Than ôi! Singapore còn là ân nhân của nhân dân VN vì nước này là một trong những nước đã đón nhận thuyền nhân VN sau năm 1975.
           
Nếu có điều gì làm tôi phải suy nghĩ, băn khoăn thì đó là vấn đề giáo dục của Singapore. Với tham vọng là thành phố hàng đầu thế giới, một đầu mối của mạng lưới mới trong nền kinh tế toàn cầu vài năm tới, nhà trường ở Singapore đang áp dụng một chương trình học tập quá tải với trẻ em. Nhiều gia đình phải cho con em đi học trường quốc tế để được vừa học vừa chơi theo phong cách Phương Tây. Đánh mất tuổi thơ, tuổi đẹp đẽ nhất trong một đời người, tuổi được tắm mình trong thiên nhiên nghe chim hót gió reo để lớn lên đủ sức đối mặt với sự tàn nhẫn của cuộc mưu sinh cơm áo tẻ nhạt hằng ngày….trẻ em Singapore đang phải trả giá cho đất nước nghèo khó tài nguyên thiên nhiên, đất hẹp người đông của mình. Tôi muốn kết thúc bài viết này bằng câu chuyện đầy chất humour sau đây; Tôi có một người bạn vong niên, đẻ mãi mới được một cậu con trai út nối dõi tông đường. Một hôm cậu đang mãi mê chơi với chúng bạn trên hè phố. Chị cậu ta chạy lại lôi sồng sộc cậu về học bài. Tức giận quá cậu gào lên: Địt mẹ cái thằng nào nghĩ ra cái học để bố khổ thế này! Cứ thế cậu gào cái điệp khúc đó cho đến khi chị cậu lôi được cậu về nhà, ấn xuống cái ghế để ngồi học bài! Chửi “cái thằng nào nghĩ ra cái học” là cậu đã chửi tất cả những người lớn trên thế gian này rồi còn gì nữa! Chửi cả loài người tiến bộ rồi còn gì nữa! Thế mới biết trẻ con không được chơi nó giận dữ người lớn “khủng khiếp” đến dường nào! Tôi thương trẻ em Singapore quá! Người lớn có nên nghĩ lại về điều này không? Hỡi bạn đọc yêu mến của tôi./.
      
 Lê Phú Khải 
   8/2012

Thứ Sáu, 7 tháng 9, 2012

Vận động như thế nào để có lợi cho sức khoẻ ?


Vận động như thế nào để có lợi cho sức khoẻ ?

                                                                        Hoàng Khánh Toàn


Sự sống là vận động, cơ thể con người dù ở bất cứ trạng thái nào cũng luôn luôn vận động. Nước chảy thì không hôi thối, trục cánh cửa quay thì không han gỉ, cơ thể con người thường xuyên vận động thì mạnh khoẻ, ít bệnh tật và sống lâu.





Các nhà động vật học phát hiện rằng: mọi động vật ở trong môi trường hoang dã bao giờ cũng sống lâu hơn khi bị nuôi nhốt trong vườn bách thú. Ví như, thỏ hoang sống trung bình 15 năm, còn thỏ nuôi nhốt trong chuồng dù tốt mấy cũng chỉ sống được 4 - 5 năm; lợn rừng sống lâu gấp đôi lợn nhà,... Nguyên nhân chủ yếu là động vật hoang dã phải vận động nhiều hơn động vật nuôi nhốt. Với con người cũng vậy, vận động là cái gốc của sự mạnh khoẻ, sống lâu. Nhưng, vấn đề là ở chỗ: vận động như thế nào để có lợi nhất cho sức khoẻ ?
Có người, dù tuổi đã cao nhưng vẫn thích những loại hình vận động hùng hục, tốn kém nhiều sức lực chẳng kém gì thanh niên. Ngược lại, có người dẫu đang ở tuổi thanh xuân, nhưng suốt ngày giam mình trong buồng vi tính, nếu có vận động thì cũng chỉ làm vài động tác khoa chân, múa tay cho phải phép. Điều đó hoàn toàn đi ngược lại với qua điểm của các nhà dưỡng sinh y học cổ truyền. Theo họ, nguyên tắc dưỡng sinh vận động, cụ thể là :

Chọn hình thức luyện tập hợp lý: Nghĩa là, hạng mục tập luyện phải phù hợp với sở thích, tuổi tác, nghề nghiệp, điều kiện sức khoẻ. Ví như, với người có tuổi, do sức lực cơ bắp suy giảm, phản ứng thần kinh chậm chạp, khả năng phối hợp kém linh hoạt, thì nên chọn những những phương thức tập luyện nhẹ nhàng, mềm mại như đi bộ, thái cực quyền, dưỡng sinh, yoga...; với thanh niên trai tráng thì nên chọn những hình thức tập luyện vận động đòi hỏi sức lực nhiều như chạy xa, bóng rổ, bóng đá...; với những nhân viên bán hàng, đầu bếp... vốn phải đứng lâu, tĩnh mạch chi dưới dễ bị giãn thì khi vận động không nên chạy nhảy nhiều mà nên chọn các bài tập ở tư thế nằm ngửa, giơ cao chân...

Kết hợp hài hoà giữa động và tĩnh : nghĩa là, khi vận động nhất thiết cả thần lẫn hình, cả trong lẫn ngoài phải bảo đảm "trong tĩnh có động", "trong động có tĩnh", "lấy động chế tĩnh", "lấy tĩnh chế động", động ở ngoài mà tĩnh ở trong, động chủ luyện tập mà tĩnh chủ dưỡng thần, tuyệt đối không thiên lệch.

Phải hết sức kiên trì và đều đặn: cổ nhân có câu: "Băng dày ba thước, đâu phải do lạnh một ngày", ý nói không thể một sớm một chiều đã nên chuyện. Vậy nên, việc luyện tập phải thường xuyên, không gián đoạn, nếu chỉ vì cao hứng mà bữa đực bữa cái thì chẳng nên cơm cháo gì mà nhiều khi lại mang hoạ vào thân.

Vận động phải vừa sức, không nên thái quá mà bất cập: nghĩa là, việc tập luyện phải vừa sức đúng như y thư cổ Thiêm kim yếu phương của danh y Tôn Tư Mạo đã viết: "Theo đạo dưỡng sinh, cần thường xuyên luyện tập, nhưng chớ tập đến mức quá mệt, chớ tập quá sức". Vậy thế nào là tập vừa sức ? Nếu sau mỗi lần tập luyện mà cơ thể cảm thấy thoải mái, tinh thần sảng khoái, huyết áp, tần số mạch dao động không quá mức là được.

Vận động phải tuần tự, thư thái tự nhiên: Nghĩa là, việc tập luyện phải từ từ, tịnh tiến, đi từ dễ đến khó, từ nặng đến nhẹ, từ đơn giản đến phức tạp. Tuyệt đối không được "đốt cháy giai đoạn". Ví như, việc chạy chậm phải đi từ cự li ngắn đến dài, từ tốc độ rất chậm nhanh dần đến tốc độ vừa phải.

Phải lựa chọn vận động vào thời gian thích hợp: Nhìn chung, tập vào sáng sớm là rất tốt vì khi đó không khí tương đối trong lành, nồng độ dưỡng khí nhiều, lượng khí cac-bo-nic thấp. Tập vào buổi chiều hoặc buổi tối cũng được, vì sẽ giúp cho cơ thể giải toả mọi căng thẳng sau một ngày làm việc vất vả, tuy nhiên không nên tập quá nhiều vì sẽ khiến cho hệ thần kinh bị hưng phấn làm ảnh hưởng tới giấc ngủ. Việc tập luyện cũng nên tránh xa bữa ăn vì nếu tập ngay sau bữa ăn thì sẽ ảnh hưởng không tốt tới hoạt động hấp thu và chuyển hoá của tì vị, thậm chí có thể đưa đến những tai biến không đáng có.

 


Bài đọc thêm

NHỮNG BÀI TẬP TĂNG SỨC KHỎE, KÉO DÀI TUỔI THỌ



http://anonymouse.org/cgi-bin/anon-www.cgi/http://phamvietdao2.blogspot.com/2012/09/nhung-bai-tap-tang-suc-khoe-keo-dai.html



NHỮNG BÀI TẬP TĂNG SỨC KHỎE, KÉO DÀI TUỔI THỌ

5_1 Rèn luyện thân thể
                     Đại cương
      Đi bộ
      Đi xe đạp
      Xoa bóp
      Taichi/Yoga/Khí công
       Bơi lội
            5_2 Tập luyện tinh thần/trí óc
      Thiền
       Rèn luyện trí óc

5_3 Tâm linh
 Bài tập thể dục đa năng
Bs PHẠM XUÂN PHỤNG
Tương truyền rằng bài tập phất thủ hay phẩy tay do Đức Đạt Ma tổ sư, vương tử thứ ba của vương quốc nước Thiên Trúc (ngày nay thuộc Ấn Độ), vị tổ của nền võ học Trung Hoa, nghiên cứu ra sau giai đoạn tiềm tu "Cửu niên diện bích" (9 năm quay mặt vào tường để quán tưởng và tinh tấn để đạt đạo), nhằm hồi phục sinh lực sau một thời gian luyện võ mệt mỏi của môn đệ. Nhận thấy bài tập có lợi trong việc phòng và trị bệnh cũng như giữ gìn sức khỏe, người đời truyển nhau tập luyện cho đến ngày nay. Là người đã thực hành và hướng dẫn cho nhiều bệnh nhân tập luyện trong nhiều năm qua, chúng tôi xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo và mong các bậc cao niên nhiều kinh nghiệm chỉ giáo thêm. 
CÁC ĐỘNG TÁC CỦA BÀI TẬP PHẨY TAY
-Đứng thẳng, hai bàn chân hơi dạng ra rộng bằng vai. Ngón chân bám chặt vào đất hoặc ván gỗ. Hai tay buông thẳng tự nhiên. Năm ngón tay khép kín nhưng nhẹ nhàng. Lòng bàn tay úp theo tư thế tự nhiên
-Từ từ đưa hai bàn tay ra phía trước, như có ai buộc giây vào hai cổ tay mình mà kéo lên. Bản thân như không dùng sức. Lòng bàn tay úp xuống, cong tự nhiên, các ngón tay khép nhẹ. Khi hai tay lên cao ngang vai song song với nhau thì dừng lại. Lưng bàn tay hướng lên trời, lòng bàn tay hướng xuống đất. Hít vào từ từ trong quá trình này
-Dùng sức thật mạnh (như cố giật đứt sợi giây đang buột cổ tay) phẩy mạnh hai tay xuống dưới và ra sau lưng. Khi di động ra sau hết cỡ tự nhiên, hai cánh tay lập thành một hình thang mà đáy lớn là khoảng cách giữa hai đầu mút các ngón tay, rộng hơn vai một chút theo tỷ lệ ước định 6/5. Ví dụ hai vai rộng 40 cm thì hai bàn tay cách nhau cỡ 48 cm Thở ra từ từ.
Chú ý : Hai tay vẫn thẳng tự nhiên (nghĩa là hơi cong ở khủy tay),không co cẳng tay lại. Không bắt chéo hai tay vào nhau hoặc hướngnhau ở sau lưng. Lòng bàn tay ngửa lên trời khi động tác vừa chấm dứt.
-Từ từ bị kéo hai tay ra trước như động tác 2. Sau đó lập lại động tác 3, 4 ... Cứ thế, hai tay đong đưa lui tới, như quả lắc (Có lẽ vì thế, có người gọi bài tập này là lắc tay chàng ?).
Sau vài lần đong đưa theo động tác mẫu, hai tay sẽ tự nhiên đong đưa lui tới theo quán tính, không cần gắng sức. Tuy có vẻ dễ thực hành, song cũng xin ghi ra dưới đây :
NHỮNG ĐIỀU QUAN TRỌNG CẦN GHI NHỚ
-Suốt quá trình tập : Miệng khép tự nhiên, hai hàm răng khít, nhưng không cắn chặt, môi kín, lưỡi cong lên, và luôn luôn áp sát vào vòm khẩu cái (hốc trên của miệng) nhằm nối hai mạch Nhâm và Đốc để khí luân lưu toàn thân.                         Rất dể quên động tác ép lưỡi này. Không sao cả, cứ nhẩm đi nhẩm lại trong đầu, lỡ quên thì làm lại chớ đừng ngưng tập vì sợ hải, sau nhiều lần tự nhiên quen.
-Suốt quá trình tập : Các ngón chân bấm chật vào đất hoặc ván gỗ, không tập trên sàn xi măng hoặc gạch hoa cách đất. Tốt nhất, tập trên ván gỗ kê nghiêng cách mặt đất chừng 15 độ. Truớc cao sau thấp.
-Suốt quá trình tập : Hậu môn luôn thót lại để bế dương khí, không cho thoát ra : Nếu không thót hậu môn, cứ để tự nhiên mà tập, sẽ có thể bị trĩ hoặc sa thực tràng (lòi dom) do khí bị dồn ép xuống Đan điền, tăng sức ép vùng chậu hông. Hô hấp tự nhiên (nhẹ và đều) nhằm giải thoát này một phần. Bế khí lành, trục khí độc.                                           Rất hay quên động tác này. Cố ghi nhớ khi quên sực nhớ ra cứ làm lại và cứ tập. Sau vài buổi tập, tự nhiên điều khiển được. Nhưng phải nhớ hai chân luôn đứng rộng bằng vai.                                                                                        Người đang bị trĩ, sa trực tràng, sỏi tiết niệu, đại tiện lỏng do rối loạntiêu hoá hoặc bệnh đường ruột không nên tập. Hếtđi lỏng, tập nhưthường - Lời khuyên dè dặt.                                                                                                                         Người táo bón kinh niên, tập bài nay rất tốt nếu bị trĩ hoặc sa thực tràng - Lời khuyên theo kinh nghiệm lâm sàng thực tế. 
-Ngoài ba động tác cố nhớ và cố sức trên đây, toàn bộ các tác động còn lại (trừ động tác phẩy tay ra sau) đều tuân thủ nguyên tắc : tự nhiên, nhẹ nhàng, mềm mại.
-Khi phẩy tay, các khớp xương tay thỉnh thoảng cong lại rồi duỗi thẳng ra, nhất là khớp cổ tay.
-Khi phẩy tay, mắt luôn nhìn thẳng về một điểm tưởng tượng hoăc có thật ở phía trước. Tập trung tư tưởng vào các việc : hô hấp đều, ép lưỡi, bấm ngón chân, thót hậu môn và đếm số lần phẩy tay. Không nghĩ vu vơ.
-Khi phẩy tay một hồi, cảm thấy mệt mỏi, phải dừng lai ngay. Hôm sau tập tăng dần. Những buổi đầu, tập phẩy tay từ vài chục lần/buổi. Dần dần nâng lên 1000 lần đến vài ngàn lần/buổi. Theo kinh nghiệm bản thân, một buổi tập phẫy 1000 lần mất chừng 30 phút. Tốc độ phẫy tay tương đương tốc độ đong đưa tay (đánh đường xa) khi ta bước nhanh.
-Tập mỗi ngày 1-2 lần. Buổi sáng, sau khi đánh răng rửa mặt, làm vệ sinh thân thể. Buổi tối, sau khi làm vệ sinh thân thể, tập xong lên giường ngủ luôn. Nhớ kỹ  sau khi tập, không được dùng nước lạnh hoặc nước ấm để lau rửa thân thểvì sẽ làm tiêu hao nguyên khí.
-Vấn đề phản ứng : Mới tập ít buổi, giai đoạn khí huyết đang lưu chuyển, biến hoá sẽ sinh ra một số phản ứng của cơ thể (người có, người không) : hắt hơi, trung tiện nhiều, tê đầu ngón tay, đau đầu ngón chân, cảm giác nóng lạnh bất thường, cảm giác kiến bò, chấn động trong mình.                                                      Đó là do lâu nay khí huyết uế, huyết trọc bị ứ đọng, kinh lạc có chỗ bất thông. Nay do tập luyện đúng cách, khí huyết được thanh lọc, khí uế huyết trọc được trục dần ra ngoài, xuống dưới, kinh lạc được khai thông lưu chuyển tạo nên các triệu chứng trên. Đó là các dấu hiệu tốt. Tập lâu dần,tự nhiên khí huyết bình hoà, kinh lạc thông suốt, cơ thể trở nên khoẻmạnh, không còn các dấu hiệu trên.         
KẾT LUẬN
Đặc điểm cơ bản của phẩy tay là : Thượng hư - Hạ thực. Làm cho trênn rỗng, dưới đầy. Trên nhẹ, dưới nặng, động tác nhu hòa, tinh thần tập trung, hai tay đong đưa mềm dẻo theo đường cong của Thái cực làm cho có thể cải thiện được tình trạng Thượng thực - Hạ hư của những người có thể chất yếu, tiên thiên bất túc, hậu thiên bất tục, những người lao tâm khổ trí, uẩn ức ưu phiền, quân hỏa suy, tướng hỏa vượng, gây nên chứng trên nặng dưới nhẹ, đầu váng, mắt hoa, đau nhức mình mẩy, mất ngủ về đêm, buồn ngủ lúc làm việc, chân tay uể oải, đại tiện táo kết, tiểu tiện đỏ, đi đứng liêu xiêu, tai ù, mắt mờ.
Tình trạng trên được cải thiện, phần dưới được kiên cố nên nặng, phần trên cần linh hoạt nên nhẹ, đều được như ý. Bệnh tật sẽ tự tan biến đi.
CHỈ ĐỊNH
-Các chứng đã nêu trong phần yếu luận.
-Bồi bổ chân nguyên, thanh lọc khí huyết, tăng cường sinh lực và sự
mền dẻo, độ bền của cơ lực và trí nhớ.
-Tự nhiên chữa được các chứng đau lưng, đau cơ khớp, đau mỏi vai
gáy, cánh tay, uể oải mệt nhọc, biếng ăn ...

CHỐNG CHỈ ĐỊNH  (theo thực tế lâm sàng) :
-Trĩ nặng, sa trực tràng, sỏi tiết niệu.
-Bệnh tim mạch nặng, có dấu hiệu suy tim.
-Thận trọng với các chứng : Cao huyết áp kịch phát, động kinh, rối
loạn tiền đình, u não, glaucome ...
-Tạm dừng tập khi : Bị đi lỏng, thai cuối kỳ, đang hành kinh.

KINH NGHIỆM BẢN THÂN
-Gần 50 tuổi, đọc chữ nhỏ không cần đeo kính.
-Mất ngủ (ngủ ít, ngủ không sâu, hay mơ loạn, tỉnh dậy hồi hộp đánh
trống ngực, nặng đầu, trí nhớ kém sút, chán ăn, sức làm việc giảm)
hàng tháng trời. Tập bài này, ngay lần đầu tiên đã có một giấc ngủ
say, sáng dậy thấy sảng khoái. Nay có thể thức thâu đêm làm việc.
-Táo bón : Hay bị táo bón, tập đến ngày thứ 3, khi đi ngoài phân
nhuyễn, cảm giác êm ái. Nay hết táo bón đã nhiều năm.
-Đau lưng : Trước đây, ngồi hay đứng lâu độ một giờ, thấy lưng đau êẩm. Nay có khả năng ngồi đọc sách và viết liên tục 4-5 giờ đồng hồkhông thấy đau lưng. 
Ghi chú
Các chỉ định và chống chỉ định trên đây là dựa vào thưc tế hướng dẫn cho người bệnh tập luyện rồi đúc rút lại. Cũng chỉ mới dừng ở mức kinh nghiệm lâm sàng. Cần và mong được tạo điều kiện pháp lý để tiến hành nghiên cứu nghiêm túc bởi nhiều nhà y học, nhà võ học, để tổng kết thành một công trình Nghiên Cứu Khoa Học Y học hẳn hoi.
LỜI CA TRUYỀN KHẦU VỀ 16 YẾU LĨNH  &
LỜI KHUYÊN LỢI ÍCH CỦA PHẤT THỦ LIỆU PHÁP
Đứng vững chuyển mãi các khớp xương
Gân cốt giản ra, hơi độc tiêu
Hư thực đổi thay hơi khép mở
Khí đều tay chân trăm mạch sống
Trên ba dưới bảy có trọng tâm
Hai chân đứng vững vai trì xuống
Khử bệnh đầu nặng chân nhẹ đó
Tinh khí tràn trề thân nhẹ nhõm
Phẩy tay trị bệnh đúng nguyên nhân
Hơn cả xoa bóp và châm cứu (*)
Khí huyết không thông nảy trăm bệnh
Khí hoà tâm bình bệnh khó sinh.