Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2012

Những đồ ăn,uống không nên để qua đêm

Những đồ ăn, uống không được để qua đêm

Làm thế nào để biết được những thực phẩm có thể ăn tiếp nếu chúng ta đã trót chế biến quá nhiều? Các thông tin tham khảo sau sẽ thật sự hữu ích với các bà nội trợ.

Những đồ ăn, uống không được để qua đêm
Ảnh minh họa


Không phải món ăn, đồ uống nào để qua đêm cũng có thể dùng tiếp cho ngày hôm sau. Với nhiều người, cách làm này là nhằm tránh lãng phí. Tuy vậy với một số loại thực phẩm, nếu dùng lại nó sẽ không tốt cho sức khỏe.
 
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, với trứng gà luộc để qua đêm, nếu không bảo quản trong tủ lạnh, mà để ở ngoài thì với nhiệt độ từ 10oC trở lên sẽ là điều kiện cho vi sinh vật phát triển, khi ăn vào rất có hại cho dạ dày, đường ruột. Vì vậy, bạn chỉ nên dùng lại trứng gà luộc nếu lần đầu bạn đã luộc chín trứng và lần sau, trước khi ăn bạn lại luộc lại một lần nữa. Lưu ý, với những quả trứng luộc “lòng đào” thì tốt nhất là không nên ăn.
 
Gỏi cá, gỏi bò, gỏi tôm hiện là những món ăn khá được ưa chuộng, song với những món gỏi này thì tốt nhất là bạn nên ăn hết trong ngày, bởi khi làm gỏi bạn cho rất nhiều gia vị như giấm, ớt... nếu để qua ngày hôm sau - kể cả khi bạn cất trong tủ lạnh, món ăn cũng dễ sinh nấm mốc, gây ngộ độc.
 
Cùng với các món ăn trên thì cũng xin lưu ý thêm một loại nước uống không nên dùng qua đêm, đó là Trà xanh. Trà xanh có tác dụng chống ôxy hóa, kéo dài tuổi thọ và làm cho làn da nhuận sắc hơn. Tuy nhiên với nước chè xanh khi để qua đêm sẽ bị xỉn màu, thành phần vitamin B, C trong nước chè sẽ bị phân hủy, đồng thời còn sản sinh nhiều vi khuẩn, nấm độc hại rất nguy hại cho sức khoẻ. Do vậy đây cũng là thứ đồ uống chỉ nên dùng trong ngày.


Tác giả : Nguyệt Ánh

Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2012

5 ĐIỀU HỐI TIẾC NHẤT LÚC SẮP LÌA TRẦN

Posted Ánh Trăng
Một nữ y tá người Úc tên Bronnie Ware đã có nhiều năm chuyên chăm sóc người bệnh ở thời kỳ 12 tuần cuối của cuộc đời họ. Qua đó cô đã có cơ hội ghi lại những điều mà người bệnh còn hối tiếc trước khi nhắm mắt. Cô nhận ra rằng khi người sắp qua đời được hỏi có điều gì trong cuộc đời mà họ hối hận vì đã không làm khác đi, đã có một số câu trả lời rất phổ biến trong tâm lý chung của  con người ở giai đoạn này mà cô có thể tổng kết lại thành năm điều và viết thành cuốn sách cùng tên: “5 điều hối tiếc nhấ lúc sắp lìa trần”. Đã không có câu trả lời nào đề cập đến sự ham muốn về tình dục hay những cú nhảy bungee mạo hiểm.
Dưới đây là năm điều hối tiếc phổ biến nhất của những người sắp chết, mà Ware đã ghi lại:

1. Giá mà tôi có đủ can đảm để sống một cuộc sống đúng với bản thân mình, chứ không phải là cuộc sống mà những người khác mong đợi ở tôi.
Đây là niềm hối tiếc phổ biến nhất. Khi con người ta nhận ra rằng cuộc đời của họ đang gần đến điểm kết thúc, ngoảnh nhìn lại, thật dễ dàng để nhận ra có bao nhiêu giấc mơ đã trôi đi mà chưa thành hiện thực. Hầu hết mọi người đã không tôn trọng thậm chí chỉ một nửa giấc mơ của mình và giờ đây họ phải ra đi trong suy nghĩ rằng điều này hoàn toàn do những gì họ đã lựa chọn, hoặc không lựa chọn. Sức khỏe mang lại một sự tự do mà rất ít người nhận ra, cho đến khi họ không còn có nó được nữa”.
2. Giá mà tôi đã không làm việc một cách cật lực.
Điều hối tiếc này này đến từ tất cả các bệnh nhân nam mà tôi chăm sóc. Họ đã bỏ lỡ tuổi trẻ của con cái họ cũng như sự đồng hành của người bạn đời. Phụ nữ cũng có nhắc đến điều hối tiếc này, nhưng vì hầu hết họ đến từ thế hệ cũ, họ đã không cần phải là trụ cột gia đình. Tất cả những người đàn ông mà tôi đã chăm sóc đều hối hận một cách sâu sắc rằng họ đã chi tiêu quá nhiều cuộc sống của họ để chạy đua với công việc”.
3. Giá mà tôi có đủ can đảm để bộc lộ cảm xúc của mình.
Nhiều người phải ức chế cảm xúc của mình để giữ hòa khí với những người xung quanh. Kết quả là, họ phải tự nén mình xuống sống một cuộc sống tầm thường và không bao giờ trở thành người mà họ đã thực sự có khả năng trở thành. Nhiều căn bệnh phát triển liên quan đến sự cay đắng và oán giận mà họ đã phải ôm trong người”.
4. Giá mà tôi giữ liên lạc với bạn bè của tôi.
Thường thì họ sẽ không thực sự nhận ra những lợi ích đầy đủ của những người bạn cũ cho đến những tuần cuối cùng của cuộc đời, và không phải lúc nào cũng có thể tìm lại được bạn bè. Nhiều người đã bị kẹt trong cuộc sống riêng của họ đến nỗi đã để những tình bạn vàng trôi đi theo năm tháng. Đến cuối đời họ cảm thấy rất ân hận bởi đã không dành đủ thời gian và nỗ lực để chăm chút cho tình bạn của mình. Tất cả họ đều nhớ đến những người bạn của mình khi họ đang hấp hối”.
5. Giá mà tôi để cho bản thân mình được hạnh phúc hơn.
Đây là một niềm hối hận phổ biến đến mức ngạc nhiên. Nhiều người cho đến phút cuối cùng mới nhận ra hạnh phúc chính là một sự lựa chọn cho cuộc sống. Họ bị kẹt trong những mô hình và thói quen cũ. Cái gọi là “sự dễ chịu” của sự quen thuộc đã lấn át đời sống tinh thần cũng như thể chất của họ. Sự sợ phải thay đổi đã khiến họ phải giả vờ với mọi người xung quanh và với chính bản thân họ, rằng họ đang rất mãn nguyện, nhưng thực ra, ở sâu bên trong, họ thèm được cười hết mình và có được lại sự khờ dại”.